Hình thức bản thảo Phúc Âm Miroslav

Phúc Âm Miroslav, trang 1 và 2

Phúc Âm Miroslav được thư lại Serbia viết bằng ngôn ngữ Slav Giáo hội cổ với hệ chính tả Raška.[5] Dựa trên lối viết, đây là bản sao đầu tiên và duy nhất của trường phái Zeta-Hum, đồng thời cung cấp bằng chứng về sự phát triển thư lại hoặc thư pháp truyền thống tại Zahumlje, cũng như nguồn gốc nền văn học chữ Kirin nói chung.[13]

Mỗi trang bản thảo được viết chia thành hai cột. Chất liệu giấy da[6] mỏng, trắng có kích thước 41,8 cm × 28,4 cm. Toàn bộ là 181 tờ hoặc 362 trang.[13] Chữ viết tay mực nâu và đen, còn hầu hết các tiêu đề có màu đỏ. Sách có 296 tiểu họa được vẽ nét rồi dùng cọ tô màu đỏ, lục, vàng và trắng. Chữ cái đầu hình cờ, được trang trí bằng vàng.[5]

Bản thảo được đóng bìa gỗ bọc da. Nguyên bản thì không được đóng bìa, bìa được thêm vào thế kỷ 14 (hoặc thế kỷ 15-16 theo các nguồn tư liệu khác nhau). Dựa trên kích thước, đặc điểm và phong cách bìa, nẹp có thể cho rằng chúng được lấy từ một bản thảo khác. Bìa được trang trí bằng các chữ lồng, hoa và các vòng tròn đồng tâm tại các giao điểm của các đường. Các chữ lồng nhau dẫn đến suy đoán có thể bìa này lấy từ một trong những tu viện trên núi Athos.[5][9][13]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phúc Âm Miroslav http://www.avantartmagazin.com/kako-je-sacuvano-mi... http://www.miroslavgospelfacsimile.com/index.html http://www.miroslavljevojevandjeljefaksimil.com/is... http://www.hilandar.info/strana.php?strana_id=274 http://www.unesco.org/new/en/communication-and-inf... http://www.unesco.org/new/en/communication-and-inf... http://dais.sanu.ac.rs/bitstream/id/3735/Rodic_Jov... http://solair.eunet.rs/~ecolibri/ http://www.narodnimuzej.rs/zanimljivosti/price-iz-... http://www.doiserbia.nb.rs/img/doi/0350-1361/2012/...